Pages

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Làm ROBOT dò đường đơn giản

   ROBOT là niềm đam mê của bạn?vậy thì hãy bắt đầu với một con robot đơn giản ma ai cũng làm được thế này.
  Mình sẽ giới thiệu đến các bạn 1 loại robot dò đường tự động,nếu làm được con này thì chắc chắn sau này bạn sẽ là 1 thành viên của đội ROBOCON của Việt Nam
 Đây là sản phẩm của mình năm 2 của ĐH :))




* Chuẩn bị:
- Linh kiện:
- 1 con Opamp loại 8 chân LM393 (2 kênh) hoặc loại 14 chân (4 kênh) LM324. Nếu không có loại LM có thể xài loại khác, như HA chẳng hạn.
- 2 con BJT loại NPN C1815 (hoặc loại khác cũng được).
- 2 quang trở.
- 2 led siu sáng (trắng).
- 6 điện trở 10k.
- 2 Mô tơ, loại cỡ 5V, có thể lấy từ xe đồ chơi của con nít (ở đây tớ lấy từ ổ CD-Rom 1 cái và chôm của thằng bạn 1 cái).
- Nguồn sử dụng 9V hoặc 4.5V (ở đây mình xài nguồn 9V).
- 2 điện trở hạn dòng cho led phát 1k (nếu xài nguồn 9V) và khoảng 220 ôm nếu xài nguồn 4.5V).

- Và các đồ phụ gia tráng trí khác, chủ yếu là led gắn vào cho đẹp, một vài cái dắt cắm, công tắc...
- Đồ dùng khác: mỏ hàn, chì hàn, kéo, băng keo đen (làm vạch)…

* Bắt đầu làm:
+ Phần mạch (ta tách riêng thành 2 phần, 1 phần cảm biến và 1 phần mạch chính cho dễ lắp đặt):
1. Bộ phận “cảm biến”:
-Cách làm:
Sử dụng 2 quang trở, 2 led phát, 2 trở hạn dòng cho led phát. Mắc theo sơ đồ sau:

Click here to enlarge

Đặt 2 quang trở cách nhau khoảng 3.5cm-4cm, dùng băng keo đen quấn quanh quang trở để chống nhiễu. Ở đây mình sử dụng thêm 2 công tắc cho led phát để tắc ”khi cần thiết”.
chú ý: 2 bộ cảm biến gàn hay xa nhau là phụ thuộc vào mình làm nền với vạch như thế nào,xem nguyên lý trước khi lắp cảm biến nhé
-Nguyên lý hoạt động:
Khi có ánh sáng thì điện trở của quang trở sẽ giảm và ngược lại, điện trở của nó thay đổi cỡ từ 5k (khi có ánh sáng) đến 100k (không có ánh sáng), ta sử dụng 2 led phát làm nguồn sáng cho nó.
=> khi gặp nền trắng, ánh sáng sẽ phản xạ lên quang trở làm điện trở nó giảm xuống và khi gặp vạch đen (băng keo đen) thì ánh sáng sẽ khó phản xạ nên quang trở nhận ít ánh sáng => trở nó tăng. Từ đó dựa vào 2 quang trở, robot có thể phân biệt được vạch đen trên nền trắng (dưới sự hỗ trợ của opamp so sánh).


Click here to enlarge



2. Mạch điều khiển moto (mạch chính)

Sử dụng 6 con trở 10k, Opamp, nguồn 9V, 2 con BJT.

Bjt C1815:

Click here to enlarge

Nguyên lý hoạt động của BJT: miễn bàn.

Opamp LM 324:

Click here to enlarge

Nguyên lý so sánh đơn giản của opamp thế này:
Nếu cho vào cổng (+) (cổng 3, 5, 10, 12) một điện áp lớn hơn điện áp cổng (-) (cổng 2, 6, 9, 13) thì ở cổng ra (cổng 1, 7, 8, 14) sẽ là mức dương, ngược lại là mức 0. Nhớ cấp nguồn cho Opamp ở 2 cổng 4 và 11.

Ở đây mình chỉ sử dụng 2 kênh là (1,2,3) và (5,6,7).

Sơ đồ:

Click here to enlarge

Và đây là mạch hoàn chỉnh (2 mạch trên ”cắm” lại với nhau thôi).

Click here to enlarge
+ Phần cơ
Chuẩn bị 2 moto và thêm 2 bộ phận giảm tốc, bộ phận này giúp robot dễ ”cày” hơn nhưng chạy chậm hơn. Chạy chậm giúp robot dễ nhận vạch hơn vì mấy cảm biến này thay đổi hơi chậm (chậm mà chắc)
2 moto ta sẽ gắn với 2 bánh sau, phía trước gắn 1 bánh xe có thể đổi hướng,Cố gắng thiết kế xe cho đẹp chứ đừng như của mình nha :D
+ Phần ”sân” 
   Lấy cái nền màu tối rồi dán băng dính trắng lên như của mình là nó chạy bon ngay,hoặc là Lấy khoảng 4-6 tờ A4 ghép lại thành sân, lấy keo đen dán lên làm vạch, nhớ dán cẩn thận, tránh gồ gề (chỗ uốn dễ bị ”lồi” keo) để xe có thể dễ bon bon trên vạch.


* Nguyên lý hoạt động của toàn mạch:
- Khi 2 cảm biến đều nhận nền trắng:
Điện trở của 2 quang trở đều giảm xuống chừng 5k => cổng 3 và 5 của Opamp sẽ có áp cao hơn cổng 2 và 6 (cổng 2 và 6 ta phân áp cố định cho nó là 9/2=4.5V).
=> Cổng ra 1 và 7 của 2 kênh sẽ ở mức dương => kích 2 BJT dẫn 
=> cả 2 moto đều quay
>Cả 2 moto đều quay, robot chạy thẳng.
- Khi cảm biến bên trái nhận vạch đen (robot đang lệch phải).
Điện trở của quang trở 1 sẽ tăng lên cỡ 50-80k => áp trên cổng 3 sẽ bé hơn 4.5V (áp trên cổng 2) => cổng ra 1 sẽ là 0V => BJT 1 sẽ ngưng dẫn => mô tơ 1 (bên trái) ngừng quay. Trong khi đó moto bên phải vẫn quay vì cảm biến phải nhận nền trắng.
>Moto trái ngừng, moto phải vẫn quay => robot sẽ rẽ sang trái.
- Tương tự khi cảm biến phải nhận vạch đen (robot đang lệnh trái).
>Moto phải ngừng, moto trái vẫn quay => robot sẽ rẽ phải.

Chúc các bạn thành công!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
 
Blogger Templates